Dễ ngủ Tuệ Linh http://dengu.vn Dễ ngủ, ngủ ngon và sâu giấc hơn Sat, 19 Feb 2022 04:20:29 +0000 vi-VN hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.3.2 http://dengu.vn/wp-content/uploads/2020/04/cropped-fav-dn-32x32.png Dễ ngủ Tuệ Linh http://dengu.vn 32 32 Thức giấc giữa đêm – áp dụng 5 mẹo này để quay lại giấc ngủ nhanh chóng! http://dengu.vn/thuc-giac-giua-dem-ap-dung-5-meo-nay-de-quay-lai-giac-ngu-nhanh-chong-1308/ http://dengu.vn/thuc-giac-giua-dem-ap-dung-5-meo-nay-de-quay-lai-giac-ngu-nhanh-chong-1308/#respond Sat, 19 Feb 2022 04:17:51 +0000 http://dengu.vn/?p=1308  

Thức giấc giữa đêm và khó ngủ lại là một biểu hiệu của chứng rối loạn giấc ngủ. Dưới đây là một số biện pháp tự nhiên giúp bạn quay trở lại giấc ngủ mà không cần đến thuốc.

Nằm thư giãn

Một kỹ thuật đơn giản nhưng có hiệu quả đối với nhiều người là nằm và thư giãn toàn bộ cơ bắp trên cơ thể. Cách thực hiện như sau:

  1. Nhắm mắt, hít thở đều.
  2. Bắt đầu bằng cách thư giãn các cơ trên gương mặt.
  3. Tiếp tục thả lỏng phần cổ và vai.
  4. Thả lỏng đến phần lưng và bụng.
  5. Tiếp tục thư giãn các cơ dọc theo cơ thể cho đến khi bạn di chuyển đến gót chân.

Tập thở sâu

Đây là một bài tập giúp bạn tập trung vào việc quan sát và kiểm soát hơi thở, nhằm thư giãn tâm trí. Bài tập này cũng giúp điều hòa nhịp tim, giảm huyết áp, đưa cơ thể vào trạng thái sẵn sàng trở lại giấc ngủ.

Cách thực hiện như sau:

  1. Nằm ngửa trên giường, cơ thể hoàn toàn thả lỏng.
  2. Hít một hơi thật sâu bằng mũi, dồn hơi xuống ngực sau đó đến bụng. Thực hiện có kiểm soát trong khoảng 4 giây.
  3. Nhịn thở trong khoảng 7 giây.
  4. Thở ra từ từ trong khoảng 8 giây, thả lỏng cơ thể.

Đây là kỹ thuật thở trong Yoga, khi thực hiện đúng, khi hít vào bạn sẽ thấy bụng mình nhô lên và khi thở ra sẽ xẹp xuống. Thực hiện tập thở đến khi tâm trí bạn hoàn toàn thư giãn và chìm vào giấc ngủ.

Sử dụng hoa oải hương

Theo các nghiên cứu khoa học, hoa oải hương có khả năng cải thiện chứng mất ngủ. Ngửi tinh dầu hoa oải hương hoặc uống trà oải hương giúp đưa bạn vào giấc ngủ dễ dàng hơn. Một nghiên cứu đã chỉ ra: tinh dầu oải hương giúp cải thiện cả đồng thời cả thời lượng và chất lượng của giấc ngủ. Vì vậy, bạn hãy trữ sẵn tinh dầu hoặc trà oải hương trong nhà để có thể sử dụng ngay khi cần thiết.

Rời giường sau 20 phút

Sau 20 phút nằm trên giường mà không ngủ được, não bộ của bạn sẽ tự động tạo một kết nối giữa chiếc giường và trạng thái thức. Vì vậy, sau khoảng 20 phút không ngủ được, bạn hãy ngồi dậy, rời giường và làm một việc khác. Bạn nên chọn một hoạt động nhẹ nhàng có tính thư giãn như đọc sách, nghe nhạc,… cho đến khi cảm thấy buồn ngủ trở lại. Lưu ý là bạn nên tránh sử dụng điện thoại, máy tính,… do ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị này ức chế quá trình sản sinh hormone melatonin (hormone điều hòa chu kỳ ngủ thức) của cơ thể.

Thực hiện một hoạt động lặp đi lặp lại

Hãy thử các hoạt động mang tính lặp đi lặp lại để đưa tâm trí vào giấc ngủ dễ dàng hơn, điển hình như đếm cừu. Một số hoạt động khác có tính nhàm chán như đọc một cuốn sách buồn tẻ hoặc tài liệu phức tạp cũng có thể có ích.

]]>
http://dengu.vn/thuc-giac-giua-dem-ap-dung-5-meo-nay-de-quay-lai-giac-ngu-nhanh-chong-1308/feed/ 0
Chữa mất ngủ hậu Covid http://dengu.vn/chua-mat-ngu-hau-covid-1305/ http://dengu.vn/chua-mat-ngu-hau-covid-1305/#respond Sat, 19 Feb 2022 04:01:25 +0000 http://dengu.vn/?p=1305  

Các chuyên gia bộ môn Kỹ thuật Phục hồi chức năng, Đại học Y Dược TP HCM, cho biết khó ngủ, mất ngủ là triệu chứng phổ biến ở người bệnh hậu Covid. Để khắc phục tình trạng này, mỗi người cần tự đánh giá chất lượng giấc ngủ bản thân, so sánh giữa trước đây và hiện tại. Ví dụ, bạn đánh giá xem trước đây thường đi ngủ lúc mấy giờ, ngủ mấy tiếng, giấc ngủ có bị gián đoạn, lúc dậy có cảm thấy mệt không, còn hiện tại thì như thế nào, những điều gì đang ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ…

Mất ngủ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống mỗi người

Thiếu ngủ, ngủ không ngon khiến chất lượng cuộc sống giảm sút (gia tăng mệt mỏi, giảm minh mẫn, buồn ngủ vào ban ngày, lú lẫn, suy giảm trí nhớ, căng thẳng lo âu…), dẫn đến trầm cảm, các bệnh lý tâm thần khác và cả nguy cơ tai nạn. Mất ngủ còn làm tăng kích hoạt hệ thần kinh, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch (tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim), tiểu đường, tổn hại gan, hệ tiêu hóa hoạt động kém, da nhanh lão hóa và sạm da, yếu sinh lý.

Người bệnh cần được tìm ra nguyên nhân mất ngủ mới có thể điều trị dứt điểm, tránh tái phát. Các bác sĩ phối hợp nhiều phương pháp điều trị khác nhau, như y học cổ truyền, trị liệu hành vi, vệ sinh giấc ngủ, kiểm soát kích thích, thư giãn, điều trị nhận thức và dùng thuốc. Nhiều người tự mua thuốc điều trị, lạm dụng thuốc, nhờn thuốc, lệ thuộc vào thuốc gây khó khăn trong việc điều trị sau này, bác sĩ Thường nói.

Theo chuyên gia, thức dậy vào cùng thời điểm mỗi ngày rất quan trọng. Thời điểm thức dậy được xem là chìa khóa điều chỉnh đồng hồ sinh học của cơ thể. Sau khi thức dậy nên mở cửa sổ, rèm để tìm ánh sáng ngày mới. Ánh sáng là yếu tố điều hòa nhịp thức ngủ mạnh nhất.

Nên hạn chế xem các thiết bị điện tử vào 1-2 giờ trước khi đi ngủ. Tránh thức khuya và ngủ bù. Nhiều người có thói quen thức khuya để làm việc và học, sau đó ngủ bù ngày hôm sau. Đây là thói quen xấu có hại cho sức khỏe cần tránh. Nếu bạn có một đêm không ngon giấc vẫn nên thức dậy cùng thời điểm như mọi ngày, không nên ngủ nướng và đừng cố gắng đi ngủ sớm hơn vào đêm hôm sau. Khi trằn trọc mãi không ngủ được, đừng ép mình vào giấc ngủ mà hãy ngủ lúc đã sẵn sàng.

Một số mẹo giúp bạn ngủ ngon giấc hơn như thư giãn 1-2 tiếng trước khi đi ngủ, thiền, đọc sách… Tránh rượu, cà phê, thuốc lá. Duy trì lịch trình thức dậy, đi ngủ đều đặn trong 1-2 tuần để vào nề nếp, có thể ghi chú lại để theo dõi và đánh giá.

Bên cạnh xây dựng chế độ luyện tập khoa học và hơp lý, nên kết hợp sử dụng các thảo dược có tác dụng hỗ trợ điều trị mất ngủ hiệu quả như: Nữ lang, củ Bình vôi, Vông nem, Tâm sen, Toan táo nhân… Đây là những dược liệu rất an toàn và lành tính, giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, dễ ngủ, ngủ sâu giấc, ngủ ngon, đặc biệt mang đến cho người bệnh giấc ngủ tự nhiên mà không gây lệ thuộc vào thuốc.

]]>
http://dengu.vn/chua-mat-ngu-hau-covid-1305/feed/ 0
5 thủ phạm gây mất ngủ ở người trẻ http://dengu.vn/5-thu-pham-gay-mat-ngu-o-nguoi-tre-1300/ http://dengu.vn/5-thu-pham-gay-mat-ngu-o-nguoi-tre-1300/#respond Fri, 18 Feb 2022 09:34:31 +0000 http://dengu.vn/?p=1300  

Mất ngủ là một hội chứng phổ biến ở người cao tuổi, đặc biệt là đối với nhóm người ở độ tuổi trên 50. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê, hiện nay tình trạng mất ngủ đang xuất hiện ngày càng nhiều ở nhóm người trẻ. Nguyên nhân vì sao?

Ảnh hưởng từ các thiết bị công nghệ: Điện thoại, laptop,…

Sử dụng điện thoai là nguyên nhân hàng đầ gây mất ngủ ở giới trẻ

Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, việc thường xuyên tiếp xúc với các thiết bị công nghệ như máy tính, điện thoại,… là nguyên nhân hàng đầu gây mất ngủ ở người trẻ. Các loại sóng điện từ và ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị này ảnh hưởng đến các chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ và nhịp sinh học của cơ thể. Đặc biệt, rất nhiều người trẻ hiện nay có thói quen sử dụng điện thoại di dộng trước khi đi ngủ; thói quen này gây đảo lộn nhịp sinh học của cơ thể trong thời gian dài, gây hội chứng rối loạn giấc ngủ, khó ngủ, mất ngủ.

Áp lực công việc, học tập gây căng thẳng, stress

Guồng quay công việc, học tập khiến phần lớn người trẻ gặp phải các vấn đề như stress, căng thẳng, thậm chí rối loạn lo âu, trầm cảm,… Khi căng thẳng, não bộ phóng thích các hormone như cortisol, norepinephrine gây kích thích thần kinh, làm tăng tình trạng căng thẳng, lo âu, cản trở não bộ và cơ thể đi vào giấc ngủ. Để hạn chế tình trạng này, người trẻ nên có chế độ làm việc và nghỉ ngơi điều độ, tránh căng thẳng.

Tiêu thụ các chất kích thích như trà, cafe,…

Các loại chất kích thích như trà, cafe, thuốc lá,… đều có chứa caffein và nicotin – các chất này gây kích thích thần kinh, khiến não bộ tỉnh táo, không muốn ngủ. Đây cũng là một nguyên nhân phổ biến gây mất ngủ ở người trẻ – nhóm đối tượng thường xuyên tiêu thụ các sản phẩm này.

Lối sống thiếu “điều độ”

Cuộc sống của người trẻ thường sôi động và được “lấp đầy” bởi các hoạt động vui chơi giải trí, công việc, học tập đan xen, không có nề nếp cố định, cùng với chế độ sinh hoạt, ngủ nghỉ thiếu khoa học, ít vận động, dễ gây rối loạn nhịp sinh học của cơ thể và từ đó gây rối loạn giấc ngủ.

Các nguyên nhân khác

Các yếu tố tiêu cực khác như ô nhiễm tiếng ồn, phòng ngủ ngột ngạt thiếu oxy, các bệnh lý như hen suyễn, tiểu đêm, cường giáp,… cũng là nguyên nhân gây mất ngủ, rối loạn giấc ngủ ở người trẻ.

]]>
http://dengu.vn/5-thu-pham-gay-mat-ngu-o-nguoi-tre-1300/feed/ 0
Món ăn chữa mất ngủ từ y học cổ truyền http://dengu.vn/mon-an-chua-mat-ngu-tu-y-hoc-co-truyen-1295/ http://dengu.vn/mon-an-chua-mat-ngu-tu-y-hoc-co-truyen-1295/#respond Fri, 11 Feb 2022 06:32:01 +0000 http://dengu.vn/?p=1295  

Trong thời buổi nhịp sống sôi động và căng thẳng hiện nay, mất ngủ là một trong những chứng bệnh thường gặp. Và đương nhiên, các loại tân dược có tác dụng an thần trấn tĩnh cũng trở thành “người bạn” bất đắc dĩ của nhiều người. Tuy nhiên, ai cũng biết rằng chúng là thứ không nên dùng quá dài và dùng với liều quá cao. Vả lại, nhiều khi ngay cả những loại có công hiệu khá mạnh cũng không đem lại cho người bệnh một giấc ngủ ngon lành theo ý nguyện.

Bởi vậy, ngoài việc dùng thuốc, một trong những vấn đề ngày càng được nhiều người quan tâm là tìm hiểu, lựa chọn và vận dụng các biện pháp hết sức dung dị và mang đậm tính tự nhiên của y học cổ truyền, trong đó có việc chế biến và sử dụng các món ăn – bài thuốc có công dụng vừa bổ dưỡng vừa an thần. Bài viết này xin được giới thiệu với độc giả hai ví dụ khá điển hình

Bài 1:

Tim lợn 1 quả, hạt sen 30g, long nhãn 15g, bạch hợp 30g, gia vị vừa đủ. Tim lợn loại bỏ phần mỡ, rửa sạch, thái mỏng; hạt sen bỏ tâm, bách hợp và long nhãn rửa sạch. Tất cả cho vào nồi, đổ vừa nước, đun to lửa cho sôi rồi dùng lửa nhỏ hầm kỹ trong 1 giờ. Khi chín, chế đủ gia vị, ăn trong ngày. Nếu dùng hạt sen và bách hợp tươi thì càng tốt nhưng với lượng nhiều hơn một chút. Công dụng: bổ tỳ dưỡng tâm, an thần, dùng thích hợp với những người suy nhược thần kinh, ngủ kém hay quên, giấc ngủ không sâu, nhiều mộng mị. Ngoài ra, bài này còn có tác dụng bổ phế, làm giảm ho, dùng để bồi bổ cho người mắc các chứng bệnh đường hô hấp.

Theo dinh dưỡng học cổ truyền, tim lợn (trư tâm) vị ngọt mặn, tính bình, có công dụng dưỡng tâm an thần, chống co giật và cầm mồ hôi, thường được dùng để chữa chứng mất ngủ (thất miên) do tâm khí suy nhược biểu hiện bằng các triệu chứng rối loạn giấc ngủ, hay hồi hộp đánh trống ngực, đầu choáng mắt hoa, dễ vã mồ hôi, dễ kinh sợ. Dân gian thường hấp cách thủy tim lợn với một chút thần sa để chữa chứng tâm quý bất miên (hồi hộp mất ngủ).

 

Y học cổ truyền cho rằng, có thể dùng tạng phủ của động vật (thường là lợn, dê, trâu, bò…) để chữa các bệnh lý của tạng phủ tương ứng ở người. Đây chính là nội dung của học thuyết “dĩ tạng bổ tạng” (lấy tạng phủ bổ tạng phủ) của các y gia đời xưa. Hơn nữa, Đông y cũng quan niệm rằng : “Tâm chủ thần minh”, tâm có vai trò cực kỳ to lớn trong việc duy trì hoạt động tâm thần kinhcủa nhân thể. Bởi vậy, việc dùng tim lợn làm chủ trong món ăn-bài thuốc an thần này là điều rất dễ hiểu.

 

Ngoài ra, trong bài còn có hai vị hạt sen và long nhãn cũng có tác dụng an thần. Hạt sen vị ngọt, tính bình, ngoài công năng kiện tỳ có lợi cho tiêu hóa còn dưỡng tâm an thần, đặc biệt tốt với những trường hợp mất ngủ kèm theo cảm giác bứt rứt, bồn chồn không yên, miệng khô họng khát, nóng trong ngực. Long nhãn vị ngọt, tính ấm, có tác dụng bổ tâm an thần, dưỡng huyết ích tủy, dùng rất tốt cho những trường hợp mất ngủ có kèm theo thiếu máu.

 

Bài 2:

Khiếm thực 30g, ý dĩ 30g, mạch môn 30g, hạt sen 30g và đường phèn lượng vừa đủ. Hạt sen bỏ tâm, mạch môn không bỏ lõi, khiếm thực và ý dĩ rửa sạch, tất cả đem ngâm với nước sạch trong 20 phút. Sau đó, cho khiếm thực và ý dĩ và nồi, đổ đủ nước, đun to lửa cho sôi rồi dùng lửa nhỏ hầm nhừ chừng 30 phút.

Tiếp theo, cho hạt sen và mạch môn vào, đun tiếp khoảng 20 phút nữa là được, chế thêm đường phèn, ăn trong ngày. Công dụng: thanh tâm an thần, cố thận sáp tinh, dùng thích hợp cho những người mất ngủ có kèm theo các triệu chứng như bồn chồn, bứt rứt không yên, tinh thần suy sụp, trẻ em đái dầm, người già hay đi tiểu đêm, di mộng tinh, cao huyết áp, nhịp tim không đều…

Trong bài, mạch môn vị ngọt, tính mát, có công dụng dưỡng tâm nhuận phế, thanh tâm trừ phiền, làm hết cảm giác bứt rứt, bồn chồn. Theo dược lý học hiện đại, mạch môn có tác dụng trấn tĩnh, chống co giật, bảo hộ và tăng khả năng chống đỡ của cơ trơn trong điều kiện thiếu dưỡng khí, tăng sức co bóp cơ tim và chống loạn nhịp. Ý dĩ vị ngọt, tính mát, có công năng kiện tỳ lợi thủy, cũng có khả năng trấn tĩnh và giảm đau theo nghiên cứu của y học hiện đại. Hai vị hạt sen và khiếm thực cùng phối hợp tạo nên tác dụng liễm khí, làm hết cảm giác bồn chồn lo lắng và phòng chống di tinh, di niệu.

Hai món ăn – bài thuốc trên đây, một có thể dùng làm canh trong bữa ăn, một có thể dùng làm đồ tráng miệng. Cả hai đều đơn giản về cấu trúc, dễ dàng trong chế biến và thuận tiện khi sử dụng, có thể dùng phối hợp để làm tăng hiệu quả bổ dưỡng và an thần.

]]>
http://dengu.vn/mon-an-chua-mat-ngu-tu-y-hoc-co-truyen-1295/feed/ 0
Thuốc nào trị chứng mất ngủ? http://dengu.vn/thuoc-nao-tri-chung-mat-ngu-1291/ http://dengu.vn/thuoc-nao-tri-chung-mat-ngu-1291/#respond Fri, 11 Feb 2022 06:27:32 +0000 http://dengu.vn/?p=1291 Muốn chữa mất ngủ thì điều cốt yếu là tìm nguyên nhân gây mất ngủ. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng dễ tìm được nguyên nhân, trong trường hợp chưa tìm được nguyên nhân cần có sự hỗ trợ của thuốc ngủ. Nếu không có tổn thương thực thể nào, đa phần là do kích thích, căng thẳng, lo âu, suy nghĩ quá mức.

Tùy thuộc vào tuổi tác mà giấc ngủ của bạn dài hay ngắn

Con người tùy theo tuổi tác mà có giấc ngủ dài hay ngắn, nông hay sâu. Trẻ sơ sinh và người rất già (trên 90 tuổi) ngủ rất nhiều, tới 10-15 giờ mỗi ngày, người trưởng thành cần ngủ 7-8 giờ/ngày.

Nếu không đạt được những giờ ngủ bình thường ấy kèm theo khó ngủ và giấc ngủ không ngon, không sâu sẽ làm suy giảm hoạt động ban ngày, hiện tượng này gọi là mất ngủ. Mất ngủ tạm thời là mất ngủ khoảng dưới 2 tuần lễ, mất ngủ mạn tính được quy ước từ 3 tháng trở lên.

Nguyên nhân mất ngủ

  • Mất ngủ có rất nhiều nguyên nhân:
  • Có thể do lo nghĩ, buồn phiền căng thẳng (stress)
  • Do rối loạn hành vi tâm thần
  • Do bệnh trầm cảm, bệnh đường tiêu hóa, tim mạch, hô hấp, tiết niệu, thần kinh, da, cơ xương… các chứng đau nói chung
  • Ngừng thở khi ngủ
  • Do xa lạ nhà, do môi trường sống như tiếng ồn, nhạc, mùi và đặc biệt là do thuốc.

Rất nhiều chất gây mất ngủ như cafein, nicotin, amphetamin, các corticoid, thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn beta và chủ vận beta, thuốc tránh thai uống, aminophylin, hormon tuyến giáp thuốc kích thích ba vòng…

Các loại thuốc trị mất ngủ, an thần

Các barbital: Những thuốc này, thế kỷ trước được dùng nhiều và rộng rãi, nay đã có nhiều thuốc mới an toàn hơn, thuốc chỉ còn sử dụng trong một phạm vi nhất định như gây mê, cho bệnh nhân bị động kinh…

Các benzodiazepin: Thuốc có nhiều dẫn xuất được dùng nhiều nhất, mỗi dẫn xuất lại có những tác dụng an thần như: trấn tĩnh, giải lo âu, điều trị rối loạn giấc ngủ do kích thích, mệt mỏi lo lắng, chống kinh giật, co thắt cơ. Một số dẫn xuất còn được dùng để làm thuốc cai rượu…

Các thuốc này đều có tác dụng khá giống nhau, nhưng có nhiều điểm khác nhau về mức độ tác dụng, thời gian tác động (ngắn, trung bình, dài), thời gian bán thải ít là vài giờ, lâu có thể tới 100 giờ. Ví dụ như estazolam thời gian tác động trung bình, thời gian bán thải từ 10-24 giờ, flurazepam, thời gian bán tác động dài, thời gian bán thải tới 100 giờ.

Đa số những thuốc này đều để lại những tác dụng không mong muốn gây khó chịu như lờ đờ, vật vã, chếnh choáng…

Điều hết sức chú ý khi dùng các thuốc ngủ an thần dẫn xuất benzodiazepin là:

  • Có thể bị lệ thuộc nếu dùng liều cao, lâu dài.
  • Khi không dùng thuốc, có hiện tượng cai thuốc như nhức đầu, mất ngủ, lo âu, đau và căng cơ, dễ bị kích thích, lú lẫn, có thể bị run, co giật, ảo giác và quên.
  • Cần có sự chỉ định liều lượng, thời gian sử dụng của bác sĩ chuyên khoa.

Thuốc có nhiều chống chỉ định: người nhược cơ, trầm cảm, phụ nữ mang thai 3 tháng đầu, 3 tháng cuối thai kỳ và người đang nuôi con bú.

Cấm uống rượu và chế phẩm có cồn (bia, vang nhẹ, rượu nếp…) hoặc dùng cùng lúc với các thuốc ức chế thần kinh trung ương khác, thuốc chống trầm cảm, thuốc trị động kinh, thuốc kháng histamin H1 làm dịu… vì nếu uống cùng các thuốc này sẽ làm tăng tác dụng an thần tới mức nguy hiểm.

Không dùng cho người đang đứng máy, lái xe, làm việc trên cao hoặc môi trường nguy hiểm; những người phải thức đêm (trực đêm), những người phải tập trung tinh thần, tư tưởng vào công việc. Người già có thể bị ngã do tác dụng phụ của thuốc.

Các kháng histamin H1 làm dịu: dựa vào nhóm etylamin, người ta tổng hợp ra các thuốc kháng histamin H1 để dùng trong trường hợp dị ứng, buồn nôn, nôn, ban ngứa, chóng mặt, nhưng riêng với diphenhydramin và promethazin được dùng trong chứng mất ngủ.

Tác dụng phụ:

  • Suy giảm hệ thần kinh trung ương, ngủ sâu, mệt mỏi, choáng váng, mất phối hợp hoặc ngược lại là kích thích với người già và trẻ em.
  • Thuốc còn gây nhức đầu, keo dịch tiết (khô miệng, mờ mắt, táo bón) đặc biệt gây tăng triển khối u tuyến tiền liệt.

Giải pháp tự nhiên giúp ngủ ngon, an toàn được chuyên gia khuyến nghị

Để giải quyết tình trạng mất ngủ liệu pháp từ thảo dược luôn được các chuyên gia khuyên dùng bởi tính an toàn và hiệu quả. Trong đó, nổi bật nhất là bộ đôi Nữ lang và củ Bình vôi được nhiều người sử dụng mang đến hiệu quả vượt trội giúp dễ ngủ, ngủ ngon và sâu giấc.

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra thành phần có tác dụng quan trọng nhất của cây nữ lang là acid Valerenic và các dẫn xuất Valepotriates. Chúng gắn kết vào thụ thể GABA (acid quan trọng duy trì hoạt động của não bộ, giấc ngủ) nên giúp ngăn chặn căng thẳng và bất an đến vùng thần kinh trung ương. Điều này giúp phục hồi quá trình ức chế của não bộ, giúp giảm kích thích làm bệnh nhân dễ ngủ hơn. Đặc biệt, khác với các nhóm thuốc Tây an thần gây ngủ, sử dụng Nữ lang lâu dài hoàn toàn an toàn, không gây ra tác dụng phụ như: gây nghiện, lệ thuộc, suy giảm tập trung, giảm trí nhớ và suy giảm hoạt động thể chất.

Điều đặc biệt, cây Nữ lang khi kết hợp cùng với củ Bình vôi mang đến hiệu quả vượt trội hơn khi sử dụng đơn lẻ từng dược liệu.

Củ Bình vôi là một vị thuốc quý được biết đến với tác dụng an thần, dùng trong các trường hợp suy nhược thần kinh dẫn đến mất ngủ. Trong kháng chiến chống quân xâm lược Pháp và chống Mỹ, củ Bình vôi được bộ đội Việt Nam ứng dụng làm thuốc an thần, dễ ngủ cực kì hiệu quả.

Mất ngủ là một vấn đề quan trọng ở người lớn tuổi. Việc tìm ra các phương pháp cải thiện giấc ngủ từ thảo dược là điều vô cùng cần thiết giúp người bệnh lấy lại giấc ngủ tự nhiên hiệu quả, an toàn, từ đó góp phần nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống!

]]>
http://dengu.vn/thuoc-nao-tri-chung-mat-ngu-1291/feed/ 0
Ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ có hiệu quả không? http://dengu.vn/ngoi-thien-chua-benh-mat-ngu-co-hieu-qua-khong-1288/ http://dengu.vn/ngoi-thien-chua-benh-mat-ngu-co-hieu-qua-khong-1288/#respond Fri, 11 Feb 2022 06:16:59 +0000 http://dengu.vn/?p=1288  

Chào các bác sĩ. Mẹ em nay đã 60 tuổi và bị mất ngủ mãn tính đã ba năm nay. Mỗi đêm rất khó đi vào giấc ngủ, ngủ được 1 – 2h lại tỉnh, sáng tỉnh sớm khó ngủ tiếp. Em có nghe nói ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ nên muốn động viên mẹ tham gia nhưng không biết có tốt thật không. Mong bác sĩ tư vấn thêm về phương pháp này. Em cảm ơn ạ.

Hoàng Minh Tuấn ( 25 tuổi )

Trả lời

Chào bạn! Theo các nhà tâm lý học, việc ngồi thiền giúp chúng ta bình tĩnh, kiềm chế cảm xúc tốt hơn. Đồng thời cơ thể cũng ở trạng thái tĩnh tâm, não bộ được nghỉ ngơi hoàn toàn. Từ đó, cơ thể dần phục hồi và cân bằng tâm sinh lý. Vì vậy, trong lúc thiền định, chúng ta có thể xem xét lại mọi sự việc một cách sáng suốt để tìm cách giải quyết. Hoặc giúp gạt bỏ đi những phiền muộn, lo lắng để tập trung vào giấc ngủ.

Ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ mang lại nhiều lợi ích như:

  • Điều hòa sinh lý và nhịp sinh học tự nhiên.
  • Giúp đưa cơ thể dễ đi vào giấc ngủ.
  • Nâng cao chất lượng giấc ngủ (ngủ ngon và sâu giấc hơn).
  • Tạo thói quen ngủ đúng, đủ giấc.
  • Đẩy lùi những căn bệnh về thể chất và tinh thần.
  • Hỗ trợ cho quá trình điều trị mất ngủ lâu dài.

Tuy nhiên, ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ là liệu pháp tác động đến tư tưởng, tâm lý của người bệnh để hỗ trợ đáng kể việc cải thiện tình trạng mất ngủ về mặt tâm lý. Còn tổn thương bên trong cần được tác động trực tiếp hơn để điều trị tận gốc nguyên căn gây nên bệnh mất ngủ.

Khắc phục tình trạng khó ngủ, mất ngủ

Để giải quyết tình trạng khó ngủ, mất ngủ bạn nên:

  • Nên đi khám bác sĩ để có định hướng điều trị, điều chỉnh giấc ngủ. Qua đây xác định chính xác nguyên nhân khó ngủ, mất ngủ do trạng thái tinh thần hay có bệnh mạn tính…
  • Cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý để điều chỉnh giấc ngủ hiệu quả như kiêng các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá, thuốc lào, cà phê, trà đặc vào buổi chiều và buổi tối
  • Tập thể dục nhẹ nhàng đều đặn hàng ngày
  • Phòng ngủ cần thoáng mát, sạch sẽ, yên tĩnh giúp đi vào giấc ngủ dễ dàng và có chất lượng hơn.
  • Sử dụng các thảo dược giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ như: Rễ Nữ lang, củ Bình vôi, Tâm sen, Vông nem, Toan táo nhân. Đây là những thảo dược đã được chứng minh giúp dễ ngủ, ngủ sâu giấc, ngủ ngon rất hiệu quả và an toàn cho người lớn tuổi.
]]>
http://dengu.vn/ngoi-thien-chua-benh-mat-ngu-co-hieu-qua-khong-1288/feed/ 0
Bật mí những cách giúp dễ ngủ và ngủ ngon http://dengu.vn/bat-mi-nhung-cach-giup-de-ngu-va-ngu-ngon-1285/ http://dengu.vn/bat-mi-nhung-cach-giup-de-ngu-va-ngu-ngon-1285/#respond Mon, 24 Jan 2022 09:04:39 +0000 http://dengu.vn/?p=1285  

Bạn bị mất ngủ, ngủ không sâu giấc, lên giường trằn trọc mãi mà vẫn không ngủ được, sáng thức dậy người mệt mỏi, bức bối khó chịu? Cách dễ ngủ, sâu giấc là điều bạn mong muốn hơn bất cứ điều gì lúc này. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn thoát khỏi ám ảnh mất ngủ bằng những bí quyết đơn giản nhất.

Chuẩn bị những điều kiện lý tưởng để ngủ ngon

Phòng ngủ mát mẻ, giường đệm thoải mái, ánh sáng hợp lý… là những yếu tố góp phần không nhỏ giúp bạn có được một giấc ngủ ngon hơn. Còn ngại gì mà không xem xét phòng ngủ của mình đã thỏa mãn những điều kiện lý tưởng cho một giấc ngủ ngon chưa, nếu chưa hãy chuẩn bị ngay thôi!

Một căn phòng thoáng mát sẽ là không gian lý tưởng cho một giấc ngủ ngon

1. Giữ phòng ngủ mát mẻ

Thực tế cho thấy, môi trường phòng ngủ mát mẻ, thông thoáng giúp bạn cảm thấy thoải mái dễ chìm vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn so với phòng ngủ đồ đạc lộn xộn, nóng nực khó chịu. Do đó, bạn có thể sắp xếp lại các đồ dùng trong phòng ngủ để phòng gọn gàng hơn. Mỗi ngày trước khi ngủ 15 phút bạn có thể bật điều hòa để không khí mát lạnh lan tỏa khắp phòng, kích thích bạn đi vào giấc ngủ. Nhiệt độ điều hòa vào khoảng 24 – 26 độ C là thích hợp nhất, tuy nhiên bạn có thể điều chỉnh giảm hoặc tăng sao cho phù hợp với bản thân và thời tiết hiện tại.

2.  Đảm bảo giường ngủ sạch sẽ

Drap, gối, chăn lâu ngày không được vệ sinh dễ bị ẩm mốc, bụi bẩn bám vào nhiều, vi sinh vật trú ngụ không chỉ làm bạn khó chịu khi ngủ mà còn có thể gây mẩn ngứa, dị ứng. Do đó, hãy thay giặt ga giường, chăn, gối ít nhất 1 lần/1 tuần, để bảo vệ sức khỏe và giúp bạn ngủ ngon hơn.

Ngoài ra, bạn có thể xem lại giường ngủ, đệm ngủ có thoải mái hay không (ví dụ đệm quá cứng, giường phát ra tiếng kêu…). Cân nhắc về mức độ ảnh hưởng để quyết định xem có nên đầu tư thay một chiếc đệm, giường mới để ngủ ngon hơn không?

3. Tắt hết đèn và các thiết bị điện tử trước khi ngủ

Bóng tối giúp não xử lý thông tin rằng đã đến giờ ngủ, đồng thời tiết ra hormone hỗ trợ giấc ngủ. Trong phòng ngủ bật quá nhiều đèn, sử dụng thiết bị điện tử: tivi, điện thoại…  trước khi ngủ có thể làm chậm quá trình tiết các hormone này và khiến bạn khó chìm vào giấc ngủ hơn.

Do đó, để tránh tình trạng này, bạn nên tắt hết đèn trước khi ngủ 2 tiếng hoặc chỉ để lại đèn ngủ có màu sắc ấm, dịu nhẹ; cố gắng không mang các thiết bị điện tử lên giường trước khi đi ngủ 1 tiếng. Ngoài ra, để không phải bận tâm về các cuộc gọi, tin nhắn hay thông báo làm phiền khi đang ngủ, bạn nên tắt điện thoại hoặc để chế độ im lặng (nếu không phải đang chờ đợi một cuộc gọi quan trọng).

4. Tạo mùi hương dịu nhẹ trong phòng ngủ

Một số mùi hương dịu nhẹ như hoa oải hương, bạc hà, cam… có thể giúp cơ thể thư giãn, làm dịu cảm xúc, từ đó đi vào giấc ngủ dễ hơn. Do đó, bạn có thể thử nhỏ 1 vài giọt tinh dầu yêu thích lên một miếng vải để dưới vỏ gối hoặc xông phòng với tinh dầu vài phút để tạo mùi hương dịu nhẹ trong phòng ngủ trước khi ngủ để hỗ trợ giấc ngủ tốt hơn.

Chuẩn bị tâm lý, tinh thần là cách dễ ngủ

Nếu bạn bước lên giường với một chiếc bụng quá đói hoặc quá no, tâm trí cứ lẩn quẩn những điều bạn chưa giải quyết… thì dù bạn có buồn ngủ như thế nào đi nữa mà não cứ liên tục “bận rộn” cũng sẽ rất khó ngủ. Do đó, trước khi ngủ bạn cần chuẩn bị một tâm thế chỉ dành cho việc ngủ như sau:

1. Ăn nhẹ và uống nước ấm trước khi ngủ

Ăn quá no hoặc để bụng đói cồn cào trước khi ngủ có thể khiến bạn khó chịu không ngủ được, thậm chí có thể gây đau dạ dày. Vì vậy, bạn có thể ăn nhẹ miếng hoa quả, vài chiếc bánh quy, uống một ly nước ấm hoặc sữa tươi trước khi đi ngủ.

2. Mặc quần áo thoải mái khi ngủ

Như đã chia sẻ ở trên, cảm giác thoải mái trên giường ngủ giúp bạn nhanh chìm vào giấc ngủ. Vì vậy, việc mặc đồ ngủ thoải mái cũng rất quan trọng, bạn có thể chọn quần áo ngủ rộng rãi, chất liệu mỏng nhẹ, thoáng mát (như lụa, cotton, đũi…) tạo cảm giác nhẹ nhàng cho toàn bộ cơ thể

3. Tắm nước nóng

Một nghiên cứu do các chuyên gia tại Đại học Texas ở Austin (Mỹ) thực hiện cho thấy, trước khi ngủ 1 – 2 giờ, tắm trong nước nóng có mức nhiệt từ 40 – 43 độ C sẽ giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, giúp đi vào giấc ngủ nhanh hơn bình thường khoảng 10 phút. Bạn có thể thử áp dụng cách này để cải thiện chất lượng giấc ngủ và ngủ lâu hơn.

4. Kỹ thuật thư giãn

Tập thể dục: Trước khi ngủ bạn có thể vận động nhẹ nhàng bằng các bài tập thể dục phù hợp như yoga, đạp xe, giãn cơ… hoặc thiền 10 phút để giúp giải tỏa căng thẳng, cơ thể thoải mái hơn, từ đó dễ đi vào giấc ngủ.

Đi vào thế giới tưởng tượng: Bạn hãy thử tưởng tượng trong đầu về những điều làm mình vui vẻ, nghĩ đến người bạn yêu mến, hay bất kỳ thứ gì khiến bạn thấy yên bình và hạnh phúc… Những điều này sẽ giúp xoa dịu hệ thần kinh, thư giãn tinh thần và chìm vào giấc ngủ nhanh.

Đếm cừu: Đếm cừu là một kỹ thuật giúp đi vào giấc ngủ khá hiệu quả, nó yêu cầu bạn tập trung tinh thần đủ để không còn nghĩ về những điều khác và cũng đủ tẻ nhạt để bạn nhanh chìm vào giấc ngủ.

Thở bằng phương pháp “4-7-8”: Đầu tiên, đặt bàn tay lên bụng rồi hít vào thật sâu trong khi đếm từ 1 đến 4. Lưu ý bụng phải phồng lên khi bạn hít vào và cố gắng giữ yên lồng ngực khi hít thở. Tiếp đó nín thở trong 7 số đếm, rồi thở ra từ từ khi đếm đến 8. Đây cũng là một cách dễ ngủ hơn.

 

 

 

]]>
http://dengu.vn/bat-mi-nhung-cach-giup-de-ngu-va-ngu-ngon-1285/feed/ 0
Tổng hợp các bài thuốc dân gian trị mất ngủ http://dengu.vn/tong-hop-cac-bai-thuoc-dan-gian-tri-mat-ngu-1281/ http://dengu.vn/tong-hop-cac-bai-thuoc-dan-gian-tri-mat-ngu-1281/#respond Mon, 24 Jan 2022 08:59:57 +0000 http://dengu.vn/?p=1281  

Mất ngủ khiến cơ thể chúng ta rơi vào trạng thái lờ đờ, thiếu sức sống. Để cải thiện tình trạng này, dân gian đã có rất nhiều bài thuốc trị mất ngủ vô cùng hiệu quả. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các bài thuốc giúp dễ ngủ, ngủ sâu giấc được cha ông  sử dụng từ bao đời nay!

Bài thuốc cải thiện mất ngủ từ tâm sen

Tâm sen (tim sen) từ lâu đã được xem như một loại dược liệu tự nhiên, dùng để giải nhiệt, thanh lọc cơ thể, trấn an thần kinh. Ngày nay, y học hiện đại đã nghiên cứu và cho thấy tâm sen có chứa các thành phần như: nucifera, nelumbin, liensinin,… có tác dụng dưỡng tâm an thần, chống rối loạn nhịp tim, hạ huyết áp, ổn định một số chức năng trong cơ thể giúp cải thiện giấc ngủ.

Hình ảnh Tâm sen

Dùng tim sen trị mất ngủ, người bệnh có thể tham khảo 1 trong 2 cách sau:

Cách 1: Sao khô tâm sen đủ dùng dưới lửa nhỏ liu riu để loại bỏ độc tố rồi cho vào lọ thủy tinh kín bảo quản. Mỗi ngày lấy 1 lượng tâm sen vừa đủ cho vào nước đun sôi, hãm như hãm trà và chắt lấy nước cốt để uống.

Cách 2: Chuẩn bị 5g tâm sen khô, táo nhân 10g, hoa nhài 10, lá vông 10g. Đem các vị thuốc táo nhân, tâm sen, lá vông cho vào 1200ml nước đun sôi, sau đó chắc lấy nước cốt để uống, có thể cho thêm hoa nhài vào để tăng hương vị và dược tính.

Bài thuốc cải thiện mất ngủ từ lá vông

Lá vông còn có tên khác là vông nem, hải đồng, thích đồng… Theo Đông y, lá vông có tính bình, vị đắng nhạt và hơi chát, có tác dụng lên hệ thần kinh, giúp làm giảm căng thẳng, chống lo âu, an thần.

Hình ảnh lá Vông nem

Để chữa mất ngủ, người ta lấy lá vông (loại bánh tẻ) rửa sạch, luộc hoặc nấu canh ăn hằng ngày.

Một cách dùng lá vông trị mất ngủ khác là lấy 8 – 16g lá vông khô sắc với 200ml nước còn 50 ml để uống 1 lần trong ngày.

Bài thuốc từ củ Bình vôi

Trong nhân dân củ Bình vôi thái nhỏ, phơi khô được dùng dưới dạng sắc, ngâm rượu chữa hen, ho lao, lỵ, sốt, đau bụng, ngày uống 3 đến 6g. Có thể tán bột, ngâm rượu 40° với tỷ lệ 1 phần bột 5 phần rượu, rồi uống với liều 5 đến 15ml rượu một ngày. Có thể thêm đường cho dễ uống.

Rotundin clohydrat được dùng làm thuốc trấn kinh, trong các trường hợp mất ngủ, sốt nóng, nhức đầu, đau tim, đau dạ dày, hen. Ngày dùng 0,05g đến 0,10g dưới dạng thuốc bột, thuốc viên. Có thể chế thành dạng tiêm 0,05g rotundin clohydrat hay sunfat trong ống 5ml (vì muối rotundin ít tan trong nước).

Bài thuốc từ Toan táo nhân

Hình ảnh Toan táo nhân

Bài 1: táo nhân sao 20g, tri mẫu 12g, phục linh 12g, xuyên khung 8g, cam thảo 8g. Sắc uống. Chữa yếu mệt, lo phiền, mất ngủ, tim hồi hộp, ra mồ hôi trộm, chóng mặt, hoa mắt.

Bài 2: táo nhân sao 16g, cam thảo 4g, viễn chí nướng 8g, xương bồ 8g, đảng sâm 12g, phục linh 12g. Sắc uống. Chữa thần kinh, suy nhược, hay quên, ngủ mê nhiều, biếng ăn, mệt mỏi rã rời.

Dễ ngủ Tuệ Linh –  kết tinh từ các thảo dược quý trị mất ngủ

Dễ ngủ Tuệ Linh là sản phẩm tiên phong kết hợp rễ Nữ lang cùng với củ Bình vôi, Vông nem, tâm sen và Toan táo nhân, mang đến công dụng vượt trội giúp: dễ ngủ, ngủ sâu giấc, ngủ ngon; giúp cơ thể  tỉnh táo sau khi ngủ dậy, giảm lo âu, căng thẳng thần kinh.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Dễ ngủ Tuệ Linh

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra thành phần có tác dụng quan trọng nhất của cây nữ lang là acid Valerenic và các dẫn xuất Valepotriates. Chúng gắn kết vào thụ thể GABA (acid quan trọng duy trì hoạt động của não bộ, giấc ngủ) nên giúp ngăn chặn căng thẳng và bất an đến vùng thần kinh trung ương. Điều này giúp phục hồi quá trình ức chế của não bộ, giúp giảm kích thích làm bệnh nhân dễ ngủ hơn. Đặc biệt, khác với các nhóm thuốc Tây an thần gây ngủ, sử dụng Nữ lang lâu dài hoàn toàn an toàn, không gây ra tác dụng phụ như: gây nghiện, lệ thuộc, suy giảm tập trung, giảm trí nhớ và suy giảm hoạt động thể chất.

Điều đặc biệt, cây Nữ lang khi kết hợp cùng với củ Bình vôi cùng Tâm sen, Vông nem, Toan táo nhân  mang đến hiệu quả vượt trội hơn khi sử dụng đơn lẻ từng dược liệu.

Mất ngủ là một vấn đề quan trọng ở người lớn tuổi. Việc tìm ra các phương pháp  cải thiện giấc ngủ từ thảo dược là điều vô cùng cần thiết giúp người bệnh lấy lại giấc ngủ tự nhiên hiệu quả, an toàn, từ đó góp phần nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống, giúp tuổi già thêm phần an vui.

 

 

]]>
http://dengu.vn/tong-hop-cac-bai-thuoc-dan-gian-tri-mat-ngu-1281/feed/ 0
Mất ngủ – dùng thuốc điều trị sao cho an toàn? http://dengu.vn/mat-ngu-dung-thuoc-dieu-tri-sao-cho-an-toan-1277/ http://dengu.vn/mat-ngu-dung-thuoc-dieu-tri-sao-cho-an-toan-1277/#respond Thu, 20 Jan 2022 02:52:43 +0000 http://dengu.vn/?p=1277  

Mất ngủ khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải. Nếu mất ngủ kéo dài có thể gây nhiều bệnh nguy hiểm. Vậy dùng thuốc trị mất ngủ thế nào?

Cách nhận biết khi bị mất ngủ?

Mất ngủ được định nghĩa là một rối loạn giấc ngủ liên quan đến các yếu tố tâm sinh lý. Trong đó, bệnh nhân phàn nàn là không đảm bảo về số lượng, chất lượng và thời gian ngủ cho một giấc ngủ bình thường. Cụ thể hơn, bệnh nhân thường mô tả là khó đi vào giấc ngủ, khó duy trì giấc ngủ ban đêm, thức giấc sớm cũng như không ngủ lại được. Đây là một trong những triệu chứng phổ biến nhất khiến bệnh nhân phải tìm đến bác sĩ.

Mất ngủ dưới 1 tháng được gọi là mất ngủ cấp tính và trên 1 tháng là mất ngủ mạn tính.

Nguyên nhân gây mất ngủ có liên quan chủ yếu đến các nhân tố tâm lý – xã hội (yếu tố cảm xúc đóng vai trò chủ đạo) như stress, chất lượng cuộc sống thấp, quan hệ gia đình, công việc, thăng trầm cuộc sống…

Ngoài ra, bệnh thể chất, bệnh tâm thần hoặc sử dụng thuốc không hợp lý cũng có thể gây ra mất ngủ.

Hậu quả của mất ngủ

Ngủ là một trạng thái sinh lý bình thường của cơ thể có tính chất chu kì một ngày đêm, trong đó toàn bộ cơ thể được nghỉ ngơi, tạm ngừng hoạt động. Nếu mất ngủ kéo dài sẽ gây ra nhiều tác hại nguy hiểm cho sức khỏe:

Mất tập trung, chậm chạp, gặp khó khăn khi làm việc, giảm hiệu suất công việc.

Rối loạn tâm lý, khi thiếu ngủ bộ não sẽ có những phản ứng tiêu cực và dẫn đến tình trạng lo âu, cáu gắt, uể oải, mệt mỏi, trầm cảm, suy giảm trí nhớ,…

Gây bệnh tim mạch, tăng huyết áp; tăng cân.

Ngoài ra, còn các tác hại khác như rối loạn nội tiết, mụn, da nhăn sớm…

Các phương pháp điều trị mất ngủ

Mất ngủ liên quan chủ yếu đến các nhân tố tâm lý (đặc biệt rối loạn cảm xúc). Do đó, nguyên tắc điều trị cần kết hợp giữa liệu pháp tâm lý và thuốc.

Liệu pháp không dùng thuốc

Đây là hình thức điều trị ưu tiên cho tình trạng mất ngủ mãn tính ở người lớn và đã được các nước phát triển công nhận là chỉ định đầu tay. Điểm chính của liệu pháp này là bệnh nhân cần được hướng dẫn và thực hiện vệ sinh giấc ngủ tốt. Nếu không hiểu và không làm đầy đủ vệ sinh giấc ngủ, mất ngủ sẽ không được giải quyết, thậm chí còn tiến triển nặng hơn.

– Nếu đang ở trên giường và không thể ngủ được, hãy ra khỏi giường và chỉ trở lại khi đã buồn ngủ (thông thường khoảng 20 phút). Chỉ sử dụng giường và phòng ngủ để ngủ, hạn chế các hoạt động khác.

– Đi ngủ và thức dậy vào một khung giờ nhất định. Tránh ngủ trưa, đặc biệt là những giấc ngủ kéo dài hơn 1 giờ trong ngày để tối ưu hóa giấc ngủ vào buổi tối.

– Tránh dùng cà phê sau bữa trưa. Không uống rượu vì rượu phá vỡ nhịp thức ngủ. Không hút thuốc lá, đặc biệt là vào buổi tối.

– Thiết lập chế độ tập luyện thể dục thể thao hằng ngày (đặc biệt từ 4 đến 6 giờ trước khi đi ngủ). Nhưng cũng không nên tập luyện nặng trong vòng 2 giờ trước khi đi ngủ.

– Giữ môi trường ngủ yên tĩnh và tối, tránh tiếp xúc với tiếng ồn và ánh sáng vào ban đêm. Hạn chế xem TV và thiết bị công nghệ trước khi đi ngủ. Để xa điện thoại hoặc đồng hồ khỏi giường vì thói xem hay xem giờ có thể làm tăng kích thích nhận thức và kéo dài thời gian tỉnh táo.

– Tránh ăn tối quá nhiều trước khi đi ngủ, nhưng cũng không để bụng đói. Ăn thực phẩm lành mạnh, dễ tiêu và không ăn vặt vào đêm muộn.

Liệu pháp dùng thuốc

Nhóm thuốc an thần benzodiazepine

Đây là nhóm lâu đời nhất, giúp an thần, giải lo âu như diazepam, lorazepam, bromazepam, alprazolam…Các tác dụng phụ thường gặp nhất là chóng mặt và nhức đầu. Nên thận trọng với những bệnh nhân bị suy giảm chức năng gan, thận, bệnh phổi mạn tính, bệnh glaucom góc đóng. Nên dùng thuốc trong thời gian ngắn vì nguy cơ nghiện thuốc.

Nhóm thuốc an thần non-benzodiazepins

Bao gồm: Etifoxine HCL, sedanxio, zopiclon… Loại này có thời gian bán hủy ngắn hơn đáng kể so với nhóm benzodiazepine nên tránh được tác dụng phụ không có lợi (buồn ngủ, chóng mặt) vào ban ngày như benzodiazepine, cũng như duy trì giấc ngủ tốt hơn.

Tuy nhiên, khi sử dụng các thuốc dạng này cần tránh lạm dụng, bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ, tuân thủ chỉ định dùng thuốc của thầy thuốc.

Thuốc chống trầm cảm

Các thuốc trong nhóm này như: Amitriptyline, mirtazapine, trazodone, doxepin… Các loại thuốc này được sử dụng chủ yếu để điều trị trầm cảm nhưng cũng có thể cải thiện triệu chứng mất ngủ khi được dùng với liều lượng thấp hơn.

Khi mất ngủ là thứ phát sau trầm cảm hoặc lo lắng, các thuốc chống trầm cảm có thể cải thiện cả hai tình trạng cùng một lúc. Tuy nhóm này thuốc ít nguy cơ gây nghiện nhưng lại có nhiều tác dụng phụ: Khô miệng, đắng miệng, táo bón, gây bí tiểu ở bệnh nhân có u xơ tiền liệt tuyến… cũng như có thể tương tác với các loại thuốc khác. Do vậy, cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của thầy thuốc. Lưu ý, phải sau khi sử dụng thuốc 3-4 tuần mới thấy giấc ngủ được cải thiện rõ.

Thuốc kháng histamin

Tiêu biểu như diphenhydramine và doxylamine, hai thuốc này cũng được coi là an toàn trong thai kỳ và được khuyến cáo để điều trị đầu tiên cho chứng mất ngủ ở phụ nữ mang thai vì có thể chúng có hiệu quả với chứng nôn nghén. Ngoài ra, còn có hydroxyzine là một loại thuốc kháng histamine khác có tác dụng an thần. Các tác dụng phụ có thể bao gồm buồn ngủ ban ngày, khô miệng, mờ mắt, táo bón và bí tiểu. Do đó nên tránh dùng ở bệnh nhân tăng nhãn áp hoặc khó tiểu.

Cần lưu ý, một số loại thuốc an thần, chống trầm cảm có thể không an toàn cho phụ nữ có thai, đang cho con bú hoặc người già nên cần tuyệt đối tham vấn ý kiến của bác sĩ.

Nhóm đồng vận thụ thể melatonin

Đây là hormone giúp kiểm soát chu kỳ thức – ngủ tự nhiên. Mức melatonin tự nhiên trong cơ thể cao nhất vào ban đêm. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng bổ xung melatonin có thể hữu ích với một số rối loạn giấc ngủ, đặc biệt là nhóm “cú đêm” và những người khó đi vào giấc ngủ. Tuy vậy, chưa có bằng chứng rõ ràng về việc liệu nó có giúp điều trị chứng mất ngủ nói chung hay không. Các tác dụng phụ có thể gặp như nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn và buồn ngủ ban ngày.

Thuốc cải thiện triệu chứng khó ngủ nhưng không hỗ trợ duy trì giấc ngủ. Tránh dùng cùng hoặc ngay sau bữa ăn giàu chất béo.

Ngoài ra, cón một số nhóm thuốc hỗ trợ khác như nhóm nuôi dưỡng tế bào thần kinh như: Piracetam, ginkgo biloba, vinpocetin, choline…; thuốc hỗ trợ chức năng gan, thuốc tăng cường nhận thức…Lưu ý khi sử dụng thuốc

Lưu ý khi dùng thuốc

Để sử dụng thuốc ngủ hiệu quả, cần thực hiện:

  • Chỉ uống thuốc khi được kê đơn từ bác sĩ.
  • Bệnh nhân cần được tư vấn kỹ lưỡng về lợi ích và nguy cơ của các liệu pháp điều trị với thuốc của chứng mất ngủ.
  • Nên dùng thuốc với liều lượng thấp nhất mà có thể đạt hiệu quả tối đa.
  • Thận trọng khi sử dụng ở người lớn tuổi và bệnh nhân bị rối loạn chức năng gan, thận.
  • Ngoài ra, bệnh nhân cần có dinh dưỡng hợp lý: Bổ sung dinh dưỡng, vitamin nhóm B và khoáng chất, chế độ ăn dễ tiêu hóa (mềm, nhiều xơ), đủ vitamin và khoáng chất (hoa quả, rau, củ….), tránh chất kích thích, uống đủ nước…
  • Sử dụng bài tập thở bằng cơ hoành. Phương pháp này giúp cơ hoành hoạt động một cách đầy đủ trong quá trình thở. Điều này có thể mang lại một số lợi ích sức khỏe như tăng cường thư giãn, giảm căng thẳng và lo lắng.

 

]]>
http://dengu.vn/mat-ngu-dung-thuoc-dieu-tri-sao-cho-an-toan-1277/feed/ 0
Táo nhân trị hồi hộp, mất ngủ, cơ thể hư nhược http://dengu.vn/tao-nhan-tri-hoi-hop-mat-ngu-co-the-hu-nhuoc-1273/ http://dengu.vn/tao-nhan-tri-hoi-hop-mat-ngu-co-the-hu-nhuoc-1273/#respond Wed, 19 Jan 2022 08:27:15 +0000 http://dengu.vn/?p=1273 Táo nhân còn gọi toan táo nhân, toan táo hạch… Táo nhân là nhân hạt phơi khô của quả táo chua đã chín già, thuộc họ táo.

Táo nhân chứa saponin và dầu béo…, có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch, làm giảm mỡ huyết, chống xơ vữa động mạch, chống kinh giật, trấn tĩnh gây ngủ, giảm đau.

Táo nhân vị ngọt tính bình; vào tâm, tỳ, can, đởm, có tác dụng dưỡng tâm an thần, bổ âm liễm hãn. Trị bồn chồn kích ứng hồi hộp mất ngủ, đau tức vùng ngực, tim đập mạnh (kinh quý chính xung), cơ thể hư nhược nhiều mồ hôi. Liều dùng, cách dùng: 6 – 15g bằng cách nấu, ninh, rang sắc… Trước khi dùng nên sao cháy và giã dập.

Bổ tâm, an thần, trị thiếu máu, tâm thần bất an, lo buồn, hoảng hốt, mất ngủ, ra mồ hôi, chóng mặt, hoa mắt.

Bài 1: táo nhân sao 20g, tri mẫu 12g, phục linh 12g, xuyên khung 8g, cam thảo 8g. Sắc uống. Chữa yếu mệt, lo phiền, mất ngủ, tim hồi hộp, ra mồ hôi trộm, chóng mặt, hoa mắt.

Bài 2: táo nhân sao 16g, cam thảo 4g, viễn chí nướng 8g, xương bồ 8g, đảng sâm 12g, phục linh 12g. Sắc uống. Chữa thần kinh, suy nhược, hay quên, ngủ mê nhiều, biếng ăn, mệt mỏi rã rời.

Bổ âm, cầm mồ hôi, trị các chứng do âm hư, nhiều mồ hôi: Táo nhân sao 20g, sinh địa 20g, gạo tám thơm 63g. Sắc uống. Chữa lao phổi và sốt hâm hấp vào buổi chiều do nhiều nguyên nhân, mất ngủ, nhiều mồ hôi.

Món ăn thuốc có táo nhân

Cháo táo nhân: táo nhân 60g, gạo tẻ 200g, nước thục địa hoàng 100g. Sắc táo nhân lấy nước, bỏ bã, nấu với gạo thành cháo, khi cháo chín nhừ, cho tiếp nước thục địa, khuấy và đun sôi đều. Ăn nhiều lần trong ngày. Dùng cho người đau nhức chân tay, bồn chồn kích ứng, hồi hộp mất ngủ.

Hoặc: toan táo nhân sao tán bột 15g, gạo tẻ 150g. Cả hai nấu cháo, ăn khi đói. Dùng cho người hồi hộp mất ngủ, kích ứng tăng xúc cảm.

Nước hồ táo nhân, nhân sâm, phục linh: táo nhân, nhân sâm, phục linh, liều lượng bằng nhau, tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng  12 – 16g, hòa tan trong nước cháo. Ăn nóng. Thích hợp cho người ra mồ hôi khi ngủ.

Nhị đông táo nhân chúc: mạch môn đông 10g, thiên môn đông 10g, táo nhân 10g, gạo nếp 100g, đường trắng liều lượng thích hợp. Ba loại dược liệu sắc lấy nước, bỏ bã, thêm gạo nấu cháo, cháo chín nhừ thêm đường. Dùng tốt cho người hồi hộp đánh trống ngực, tim nhịp nhanh, mất ngủ (tâm quý).

Viên nhục táo nhân thang: long nhãn 12g, táo nhân sao 15g, thêm nước đun cách thủy, ăn hằng ngày. Dùng cho người đau đầu mất ngủ.

Kiêng kỵ: Người khí uất hóa hỏa, tiêu chảy, nhiều đàm, mộng tinh… không dùng

 

 

]]>
http://dengu.vn/tao-nhan-tri-hoi-hop-mat-ngu-co-the-hu-nhuoc-1273/feed/ 0