Dễ ngủ Tuệ Linh http://dengu.vn Dễ ngủ, ngủ ngon và sâu giấc hơn Fri, 11 Feb 2022 07:23:08 +0000 vi-VN hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.3.2 http://dengu.vn/wp-content/uploads/2020/04/cropped-fav-dn-32x32.png Dễ ngủ Tuệ Linh http://dengu.vn 32 32 Ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ có hiệu quả không? http://dengu.vn/ngoi-thien-chua-benh-mat-ngu-co-hieu-qua-khong-1288/ http://dengu.vn/ngoi-thien-chua-benh-mat-ngu-co-hieu-qua-khong-1288/#respond Fri, 11 Feb 2022 06:16:59 +0000 http://dengu.vn/?p=1288  

Chào các bác sĩ. Mẹ em nay đã 60 tuổi và bị mất ngủ mãn tính đã ba năm nay. Mỗi đêm rất khó đi vào giấc ngủ, ngủ được 1 – 2h lại tỉnh, sáng tỉnh sớm khó ngủ tiếp. Em có nghe nói ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ nên muốn động viên mẹ tham gia nhưng không biết có tốt thật không. Mong bác sĩ tư vấn thêm về phương pháp này. Em cảm ơn ạ.

Hoàng Minh Tuấn ( 25 tuổi )

Trả lời

Chào bạn! Theo các nhà tâm lý học, việc ngồi thiền giúp chúng ta bình tĩnh, kiềm chế cảm xúc tốt hơn. Đồng thời cơ thể cũng ở trạng thái tĩnh tâm, não bộ được nghỉ ngơi hoàn toàn. Từ đó, cơ thể dần phục hồi và cân bằng tâm sinh lý. Vì vậy, trong lúc thiền định, chúng ta có thể xem xét lại mọi sự việc một cách sáng suốt để tìm cách giải quyết. Hoặc giúp gạt bỏ đi những phiền muộn, lo lắng để tập trung vào giấc ngủ.

Ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ mang lại nhiều lợi ích như:

  • Điều hòa sinh lý và nhịp sinh học tự nhiên.
  • Giúp đưa cơ thể dễ đi vào giấc ngủ.
  • Nâng cao chất lượng giấc ngủ (ngủ ngon và sâu giấc hơn).
  • Tạo thói quen ngủ đúng, đủ giấc.
  • Đẩy lùi những căn bệnh về thể chất và tinh thần.
  • Hỗ trợ cho quá trình điều trị mất ngủ lâu dài.

Tuy nhiên, ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ là liệu pháp tác động đến tư tưởng, tâm lý của người bệnh để hỗ trợ đáng kể việc cải thiện tình trạng mất ngủ về mặt tâm lý. Còn tổn thương bên trong cần được tác động trực tiếp hơn để điều trị tận gốc nguyên căn gây nên bệnh mất ngủ.

Khắc phục tình trạng khó ngủ, mất ngủ

Để giải quyết tình trạng khó ngủ, mất ngủ bạn nên:

  • Nên đi khám bác sĩ để có định hướng điều trị, điều chỉnh giấc ngủ. Qua đây xác định chính xác nguyên nhân khó ngủ, mất ngủ do trạng thái tinh thần hay có bệnh mạn tính…
  • Cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý để điều chỉnh giấc ngủ hiệu quả như kiêng các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá, thuốc lào, cà phê, trà đặc vào buổi chiều và buổi tối
  • Tập thể dục nhẹ nhàng đều đặn hàng ngày
  • Phòng ngủ cần thoáng mát, sạch sẽ, yên tĩnh giúp đi vào giấc ngủ dễ dàng và có chất lượng hơn.
  • Sử dụng các thảo dược giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ như: Rễ Nữ lang, củ Bình vôi, Tâm sen, Vông nem, Toan táo nhân. Đây là những thảo dược đã được chứng minh giúp dễ ngủ, ngủ sâu giấc, ngủ ngon rất hiệu quả và an toàn cho người lớn tuổi.
]]>
http://dengu.vn/ngoi-thien-chua-benh-mat-ngu-co-hieu-qua-khong-1288/feed/ 0
7 lời khuyên để ngủ ngon hơn vào ban đêm http://dengu.vn/7-loi-khuyen-de-ngu-ngon-hon-vao-ban-dem-1240/ http://dengu.vn/7-loi-khuyen-de-ngu-ngon-hon-vao-ban-dem-1240/#respond Thu, 09 Dec 2021 09:42:33 +0000 http://dengu.vn/?p=1240       Các nghiên cứu cho thấy giấc ngủ kém có tác động tiêu cực đến hormone, hiệu suất luyện tập và chức năng của não. Giấc ngủ đêm tốt cũng quan trọng như tập thể dục thường xuyên và có chế độ ăn uống lành mạnh. Nếu muốn tối ưu hoá sức khoẻ hoặc giảm cân thì ngủ ngon giấc, ngủ sâu là một trong những điều nên làm.

I. Tăng cường tiếp xúc với ánh sáng trong suốt cả ngày

Cơ thể như một chiếc đồng hồ thời gian tự nhiên được gọi là nhịp sinh học. Nó ảnh hưởng đến não, cơ thể và nội tiết tố. Nó có tác dụng giúp tỉnh táo và gửi tín hiệu với cơ thể khi đến giờ ngủ.

Ánh sáng mặt trời tự nhiên hoặc ánh sáng rực rỡ vào ban ngày sẽ giúp giữ cho nhịp sinh học khỏe mạnh. Điều này giúp cải thiện năng lượng vào ban ngày, cũng như chất lượng và thời lượng giấc ngủ vào ban đêm.

Ở những người bị mất ngủ, tiếp xúc với ánh sáng mạnh vào ban ngày đã cải thiện chất lượng và thời gian ngủ. Nó cũng làm giảm thời gian khó ngủ xuống khoảng 83%. Một nghiên cứu ở người lớn tuổi cho thấy hai giờ tiếp xúc với ánh sáng mạnh trong ngày làm tăng thời gian ngủ thêm hai giờ và hiệu quả giấc ngủ tăng 80%.

Do đó, hầu hết các nghiên cứu liên quan đến những người có vấn đề nghiêm trọng về giấc ngủ đều cho thấy rằng tiếp xúc với ánh sáng hàng ngày rất có thể sẽ giúp bạn ngay cả khi bạn trải qua giấc ngủ trung bình. Vì thế, hãy thử tiếp xúc với ánh sáng mặt trời hàng ngày để có thể cải thiện giấc ngủ vào ban đêm.

II. Giảm tiếp xúc với ánh sáng xanh vào buổi tối

Tiếp xúc với ánh sáng vào ban ngày là có lợi, nhưng tiếp xúc với ánh sáng vào ban đêm thì tác dụng lại ngược lại, đặc biệt là ánh sáng xanh. Điều này là do ảnh hưởng của ánh sáng này đến nhịp sinh học. Nó khiến cho bộ não nhầm lẫn và nghĩ rằng thời điểm đó vẫn còn là ban ngày. Đồng thời, nó cũng làm giảm các hormone như melatonin – là hormone giúp thư giãn và ngủ sâu.

  • Ánh sáng xanh – được phát ra từ thiết bị điện tử như điện thoại thông minh và máy tính – là điều tồi tệ nhất ảnh hưởng đến giấc ngủ.
  • Có một số phương pháp phổ biến có thể áp dụng để giảm tiếp xúc với ánh sáng xanh bao gồm:
  • Đeo kính chặn ánh sáng xanh.
  • Cài đặt ứng dụng chặn ánh sáng xanh trên điện thoại thông minh.
  • Ngừng sử dụng tivi và tắt đèn hai giờ trước khi đi ngủ.

III. Không sử dụng caffein vào cuối ngày

  • Caffeine có rất nhiều lợi ích và được tiêu thụ bởi 90% dân số Hoa Kỳ. Nó có tác dụng tăng cường sự tập trung, năng lượng và hiệu suất luyện tập thể thao. Tuy nhiên, khi tiêu thụ vào cuối ngày, caffeine kích thích hệ thống thần kinh và có thể ngăn cơ thể thư giãn tự nhiên vào ban đêm.
  • Trong một nghiên cứu gần đây cho biết tiêu thụ caffeine tới 6 giờ trước khi đi ngủ có thể làm giảm đáng kể chất lượng giấc ngủ. Bởi vì, caffeine có thể tăng cao trong máu trong 6 – 8 giờ. Do đó, uống một lượng lớn cà phê sau 3 – 4 giờ chiều sẽ không được khuyến khích, đặc biệt là nếu bạn nhạy cảm với caffeine hoặc khó ngủ.

IV. Giảm thời lượng giấc ngủ trưa

  • Mặc dù, giấc ngủ trưa có nhiều lợi ích. Tuy nhiên, nếu kéo dài giấc ngủ trưa hoặc giấc ngủ trưa không đều thì nó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ trong suốt cả ngày. Ngủ vào ban ngày có thể gây nhầm lẫn cho nhịp sinh học và làm cho giấc ngủ vào ban đêm trở nên khó khăn hơn.
  • Trên thực tế, nghiên cứu gần đây cho thấy những người tham gia cuối cùng đã ngủ nhiều hơn vào ban ngày sau khi họ có giấc ngủ trưa. Hay một nghiên cứu khác lưu ý rằng ngủ trưa từ 30 phút trở xuống có thể giúp tăng cường chức năng não ban ngày. Nhưng những giấc ngủ trưa có thời gian dài có thể gây hại cho sức khỏe và chất lượng giấc ngủ.
  • Tuy nhiên, một nghiên cứu cũng đã chứng minh rằng người có thói quen ngủ trưa thường không phải trải qua giấc ngủ kém chất lượng hoặc giấc ngủ gián đoạn vào ban đêm. Cho nên, nếu bạn ngủ trưa thường xuyên và ngủ ngon, bạn không nên lo lắng. Tác động của việc ngủ trưa phụ thuộc vào từng cá nhân.

V. Cố gắng ngủ và thức giấc vào thời điểm cố định

  • Cơ thể có chức năng nhịp sinh học như một vòng lặp. Cho nên việc có giấc ngủ và thời gian ngủ phù hợp có thể hỗ trợ cho chất lượng giấc ngủ tốt hơn.
  • Một số nghiên cứu đã lưu ý rằng những người có giấc ngủ không đều và đi ngủ muộn vào cuối tuần được báo cáo là có giấc ngủ kém. Các nghiên cứu cũng nhấn mạnh, các kiểu ngủ không đều có thể làm thay đổi nhịp sinh hoặc và mức độ melatonin. Điều này báo tín hiệu về cho não bộ và ảnh hưởng đến giấc ngủ.
  • Trong trường hợp, phải vật lộn với giấc ngủ thì bạn nên tập thói quen thức dậy và đi ngủ vào những thời điểm tương tự nhau. Sau vài tuần, bạn sẽ có giấc ngủ tốt và thậm chí không cần đặt chuông báo thức để thức dậy.

VI. Sử dụng thảo dược chữa mất ngủ

  • Rễ nữ lang: Một số nghiên cứu cho thấy cây nữ lang có thể giúp bạn ngủ và cải thiện chất lượng giấc ngủ.
  • Cù Bình vôi: Theo y học cổ truyền, Bình vôi có tác dụng an thần, dùng trong các trường hợp suy nhược thần kinh dẫn đến mất ngủ. Trong kháng chiến chống quân xâm lược Pháp và chống Mỹ, củ Bình vôi được bộ đội Việt Nam ứng dụng làm thuốc an thần, dễ ngủ và chống co giật cực kì hiệu quả.
  • Vông nem: Lá vông nem được nhân dân nhiều địa phương dùng làm thuốc an thần, chống lo âu, phiền muộn, nhức đầu, chóng mặt.
  • Tâm sen: Tâm sen có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương, an thần, kéo dài giấc ngủ.
  • Toan táo nhân: Táo nhân giúp trị bồn chồn, mất ngủ, đau tức vùng ngực, tim đập mạnh, cơ thể hư nhược nhiều mồ hôi.

VII. Không uống đồ uống có cồn

  • Có một vài đồ uống vào ban đêm có thể ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ và hormone trong cơ thể. Trong đó, rượu được biết là gây ra hoặc làm tăng các triệu chứng ngưng thở khi ngủ, ngáy và các kiểu ngủ bị gián đoạn. Nó cũng thay đổi việc sản xuất melatonin vào ban đêm, đóng vai trò chính trong nhịp sinh học của cơ thể.
  • Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy tiêu thụ rượu vào ban đêm làm giảm hormone tăng trưởng (GH) – là hormon có vai trò trong nhịp sinh học.
]]>
http://dengu.vn/7-loi-khuyen-de-ngu-ngon-hon-vao-ban-dem-1240/feed/ 0