Dễ ngủ Tuệ Linh http://dengu.vn Dễ ngủ, ngủ ngon và sâu giấc hơn Thu, 11 Nov 2021 04:19:29 +0000 vi-VN hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.3.2 http://dengu.vn/wp-content/uploads/2020/04/cropped-fav-dn-32x32.png Dễ ngủ Tuệ Linh http://dengu.vn 32 32 Nữ lang là cây gì? http://dengu.vn/nu-lang-la-cay-gi-1182/ http://dengu.vn/nu-lang-la-cay-gi-1182/#respond Thu, 11 Nov 2021 04:15:34 +0000 http://dengu.vn/?p=1182  

Nữ lang là dược liệu quý phân bố ở những vùng khí hậu ẩm mát như các tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu, Quảng Nam, Lâm Đồng,… Nữ lang có vị ngọt, đắng, tính bình, vào 2 kinh: tâm, can có tác dụng minh tâm, an thần, hoạt huyết, thông kinh.

  1. Đôi nét về chi Valeriana

Chi Valeriana thuộc họ Valerianaceae. Họ này có khoảng 350 loài. Ở nước ta có 2 loài: V. hardwickii (Nữ lang) và V. jatamansi (Sì to).

Cây Nữ lang

Thành phần hóa học chính của các loài thuộc chi Valeriana chủ yếu chứa tinh dầu, iridoid (valepotriat), triterpenoid, flavonoid, acid phenol, lignan, alkaloid. Ngoài ra còn có amino acid (arginin, GABA, glutamin, tyrosin), acid béo, cholin và các chất vô cơ khác.

  1. Tổng quan về loài V. hardwickii

Mô tả cây:

Cây thân thảo, sống lâu năm. Cây cao khoảng 1m, có khi hơn. Thân nhẵn, có rãnh, đôi khi có lông trên các đốt và ở gốc.

Lá kép lông chim lẻ, dài 5-10 cm, rộng 3,5-7,5 cm, 3-5 lá chét nguyên hay khía răng, dài 1-6 cm, rộng 0,5-3 cm, không cuống, lá chét tận cùng lớn hơn, lá ở gốc thường khô héo trước khi cây có quả.

Cụm hoa mọc thành xim ngù, tỏa rộng trên một cán dài; lá bắc khía răng; hoa nhỏ màu trắng; đài dính với bầu, có 10 răng nhọn; tràng 5 cánh hợp ở phía dưới thành ống hẹp; nhị có chỉ nhị ngắn, bầu hạ.

Quả bế dẹt, một mặt có 3 đường lồi, mặt kia sần sùi, mang đài tồn tại, có răng mảnh, nhọn, nom như lông.

Mùa quả tháng 10 – tháng 2.

Phân bố:

Trên thế giới V. hardwickii mọc ở Ấn Độ, Trung Quốc, Myanmar, Malaysia, Indonesia. Ở nuớc ta, Nữ lang (V. hardwickii) mọc ở Ô Quý Hồ, Tả Giàng Phình, núi Hàm Rồng, Xà Xén, Sapa, Hà Giang (Đồng Văn, Mèo Vạc), Quảng Nam (Trà My: Ngọc Linh), Kon Tum (Đắk Tô: Ngọc Linh), Lâm Đồng (Đà Lạt).

Thành phần hóa học:

Cho đến nay, nghiên cứu hoá học trên loài V. hardwickii không nhiều. Một phương pháp định luợng được thiết lập dùng để định lượng các thành phần bao gồm 3 flavonoid trong V. hardwickii và acid clorogenic trong cả hai dược liệu V. hardwickii và V. officinalis.

Thành phần hóa học

Định lượng bằng phương pháo UPLC-PDA cho thấy acid clorogenic nhiều nhất trong thân V. hardwickii với hàm lượng 5,19% và thấp nhất trong lá V. officinalis 0,44%. Ngoài ra các flavonoid được định lượng với hàm lượng tương ứng là acid clorogenic, rhoifolin, neobudofficid, linarin 1,24%,0,69%, 0,05%,1,26%.

Trong một báo cáo về định lượng thành phần này bằng phương pháp HPLC-PDA kết quả cho thấy hàm lượng cao nhất trong toàn cây loài V. officinalis là 1,16%. Trong lá V. hardwickii, hàm lượng linarin là 1,26% cao hơn hàm lượng trong V. jatamansi với hàm lượng 0,24%. Dựa vào kết quả định lượng, thân V. hardwickii là nguồn chiết xuất acid clorogenic và lá là nguồn để chiết linarin.

Về thử nghiệm sinh học:

Về thử nghiệm chống oxy hóa

Khả năng chống oxy hóa cao nhất là dịch chiết lá, thấp nhất là dịch chiết thân, điều này có thể do hàm lượng các hợp chất phenol trong các bộ phận ở 2 loài. Đã có một báo cáo trước đây về khả năng chống oxy hóa của V. hardwickii trên DPPH với chất đối chiếu là acid ascorbic, tuy nhiên thử nghiệm này chỉ khảo sát toàn cây và chiết riêng rễ bằng dung môi khác nhau là nước, EtOH, aceton, cloroform, hexan. Trong đó cao aceton và hexan có tính chống oxy hóa cao nhất.

Rễ V. officinalis cũng đã được thử nghiệm khả năng chống oxy hóa với DPPH tính theo Trolox là 7,88 mM/100 g dược liệu (19,7 mg/g) và với FRAP tính theo Trolox là 1,78 mM/100 g (4,45 mg/g), kết quả này tương tự như kết qủa trong nghiên cứu này.

Về thử nghiệm độc tính các hợp chất phân lập được trong V. hardwickii. Trong nghiên cứu này, hợp chất 6,10,11-trihydroxy dihydronepetalacton trong V. hardwickii là chất lần đầu tiên được phân lập trong tự nhiên và đã 20 neuroblastoma N18TG2 và cho thấy linarin không có tác dụng độc trên dòng tế bào này.

  • Hơn nữa, linarin được chứng minh có tính giảm đau, hạ sốt, chống viêm.
  • Ngoài ra, linarin có tính an thần và kéo dài giấc ngủ trên chuột với thí nghiệm bảng đục lỗ (hole board test).

Về định lượng các thành phần

Về định lượng phenol toàn phần

Kết quả định lượng phenol toàn phần trong cho thấy hàm lượng phenol toàn phần của 2 loài gần tương tự nhau. Xét về hàm lượng phenol toàn phần ở từng bộ phận của cây, hàm luợng của chúng trong dịch chiết lá cao hơn trong dịch chiết thân và rễ, điều này xảy ra ở cả hai loài.

  • Đã có một vài nghiên cứu về hàm lượng phenol toàn phần với chuẩn acid gallic được công bố như với V. jatamansi (12,82 mg GAE/g dw), V. officinalis (14,2 mg GAE/g dw).
  • Trong công trình này, V. hardwickii lần đầu tiên định luợng phenol toàn phần dựa trên acid caffeic. Hàm lượng của chúng trong V. hardwickii trong nghiên cứu này thấp hơn so với loài V. jatamansi (100,44 mg/100 g (trên mặt đất) và 91,64 mg/100 g (rễ)).

Về định lượng các flavonoid và acid clorogenic trong lá V. hardwickii bằng UPLC-PDA5

Thành phần chính trong tinh dầu V. hardwickii var. arnottiana là valeracetat, bornyl acetat, methyl linoleat, cuparen và α-cedren và hàm lượng tinh dầu là 0,3%.

Tinh dầu V. hardwickii mọc ở Hymalaya có thành phần chính là methyl linoleat, valeracetat, bornyl acetat và α-terpinyl acetat.

Các hợp chất epoxysesquithujen, volvalerenol (triterpen với vòng 12 carbon), 4α,5α-epoxy-8β-hydroxy-1α-hydro-α-guaien; 4α,5α-epoxy-1-hydroxy-α-guaien (sesquiterpen), syzalterin, 6-methylapigenin, 5-hydroxy-7,4′-dimethoxyflavon, genkwanin, acacetin, apigenin, quercetin, tricin, farrerol, sosakuranetin; 5,3′,4′-trihydroxy-7-methoxyflavanon, bornyl ferulat, bornyl caffeat là các hợp chất đã phân lập từ V. hardwickii.

 

  1. Tác dụng sinh học của V. hardwickii

Cho đến nay, ít có công trình nghiên cứu về tác dụng của V. hardwickii. Cao chiết thân rễ V. hardwickii thể hiện tác dụng chống co thắt.

  1. Công dụng trong y học cổ truyền

Theo y học cổ truyền, Nữ lang có vị ngọt, đắng, tính bình, tác động vào 2 kinh: tâm, can. Cây có tác dụng ninh tâm, an thần, hoạt huyết, thông kinh.

Loài này tương đối hiếm ở Việt Nam.

Hoạt chất từ thân rễ dùng làm thuốc thần kinh tim, chống co thắt; cả cây dùng làm thuốc chữa phong thấp, đau dạ dày, điều kinh, sốt ở trẻ em.

  • Nữ lang V. hardwickii được dùng với liều 10 g hãm với 100 ml nước sôi, để nguội uống trong ngày hoặc nghiền dược liệu thành bột uống với liều 1-4 g/ ngày, có thể thái nhỏ dược liệu, ngâm ethanol 60% với tỷ lệ 1/5, ngày dùng 2-10 g pha loãng, ngoài ra còn dùng dạng cao mềm, ngày dùng
]]>
http://dengu.vn/nu-lang-la-cay-gi-1182/feed/ 0