Tên tiếng Việt: Vông nem, Thích đồng, Co tóng lang (Thái), Bơ tòng (Tày), Hải đồng, Lá vông
Tên khoa học: Erythrina variegata L. – Họ: Đậu – Fabaceae
- Mô tả cây
Cây cao từ 10-20m, mọc khắp nơi, nhưng đặc biệt ưa mọc ở ven biển, thân có gai ngắn. Lá gồm 3 lá chét giữa rộng hơn là dài, dài 10-15cm, hai lá chét hai bên dài hơn rộng hình 3 cạnh.
Hoa màu đỏ tươi tụ họp từ 1-3 thành chùm dầy. Quả giáp dài 15-30cm, đen, hơi hẹp lại ở giữa các hạt. Trong mỗi quả có 5-6 hạt hình thận màu đỏ hoặc nâu, tễ rộng, hình trứng đen có vành trắng .
- Phân bố, thu hái và chế biến
Mọc hoang và đuợc trồng ở khắp nơi trong nước ta để làm hàng rào và lấy lá ăn, hoặc làm canh.
- Thành phần hoá học và tác dụng dược lý
Lá và thân đều chứa một ancaloit dộc êrytrin (Erythrine) có tác dụng làm giảm và có khi làm mất hẳn hoạt động thần kinh trung ương, tuy nhiên không ảnh hưởng tới độ kích thích vận động và sự co bóp của cơ.
Có tác giả còn lấy được chất saponin gọi là migarin (migarrhin) có tính chất làm dãn đồng tử.
Trong hạt có ancaloit gọi là hypaphorin C14H18O2N22.H2O. Hypaphorin là một chất có tinh thể, sau khi sấy khô, chảy ở 255°C (α)D=+930, tan trong nước khi chịu tác dụng KOH đặc, hypaphorin cho trimetylamin và indol. Hypaphorin đã tổng hợp được rồi. Chất hypaphorin tăng phản xạ kích thích của ếch và cuối cùng đưa đến trạng thái co giật uốn ván. Ngô ứng Long, ở phòng Dược lý Trường sĩ quan Quân y (1960) có nghiên cứu tác dụng dược lý của lá vông đi đên kết luận như sau:
Tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương: Làm yên tĩnh, gây ngủ, hạ nhiệt độ, hạ huyết áp.
Tác dụng co bóp các cơ. Lá vông ít độc. Thí nghiệm trên chuốt nhắt trắng, chuột lang, chuột bạch, thỏ, mèo, chó, khỉ, đều không thấy hiện tượng ngộ độc nào. Trên thí nghiệm nước sắc 10% lá vông, 9% ° NaQ có tác dụng làm co cứng cơ chân ếch và cơ thắt trực tràng, co thắt cơ van, cơ hậu môn.
(Dược liệu lá vông nem và thân cành phơi khô)
- Công dụng và liều dùng
Thuốc an thần, gây ngủ. Rượu lá vông dùng với 1-2g một ngày, hoặc xirô lá vông (rượu lá vông tươi 1/5, 150ml, xirô vừa đủ 500ml) uống mỗi ngày 20ml trước khi đi ngủ. Có thể dùng thuốc hãm hoặc thuốc sắc, ngày uống 2g đến 4g lá.
Nhân dân ta còn uống lá vông và đắp lá vông hơ nóng vào hậu môn để chữa trĩ.
Bệnh viện 108 (Hà Nội, 1960) dã dùng lá vông nem đã rửa sạch bằng thuốc tím giã nhỏ với một ít cơm nguội đắp lên các vết loét (chữa bằng lối khác không khỏi) thấy vết loét chóng lên thịt non. Nếu đắp lâu quá thì thịt có thể lên cao quá mức cũ. Nhân dân Trung Quốc dùng vỏ cây vông làm thuốc chữa sốt, sát trùng, thông tiểu, an thần và gây ngủ, dùng trong bệnh thổ tả, lỵ, amip và trực trùng, nhuận tràng. Dùng với liều 6-12g dưới dạng thuốc sắc. Còn dùng ngoài làm thuốc xoa bóp. thuốc mỡ.
Theo tài liệu cổ, vỏ vông nem có vị đắng tính bình, vào 2 can và thận. Có tác dụng khứ phong thấp, thông kinh lạc, sát trùng. Dùng chữa lưng gối đau nhức, tê liệt, lở ngứa. Người không phong hàn thấp không dùng được.
Trích dẫn nguồn web “tracuuduoclieu.vn”.
Ý kiến của bạn