Mối liên hệ giữa mất ngủ triền miên và trầm cảm

4 views

 

Mất ngủ triền miên không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người bệnh mà còn có mối liên hệ mật thiết với bệnh trầm cảm.

  1. Mất ngủ triền miên là gì?

Mất ngủ hay còn gọi là chứng rối loạn giấc ngủ. Đây là tình trạng khiến bạn khó đi vào giấc ngủ, ngủ chập chờn dù rất thèm ngủ. Tình trạng mất ngủ triền miên gây ảnh hưởng nhiều đến các sinh hoạt thường ngày của người bệnh

Mất ngủ mãn tính hay còn gọi là mất ngủ triền miên xảy ra khi bạn bị mất ngủ ít nhất 3 đêm/tuần trong suốt một tháng hoặc lâu hơn, thường gặp trong các bệnh lý như suy nhược thần kinh, rối loạn lo âu, trầm cảm…

Theo Học viện Y học giấc ngủ Mỹ, ước tính có khoảng 10% người trưởng thành bị chứng mất ngủ triền miên và từ 15 – 35% người trưởng thành bị chứng mất ngủ diễn ra trong vài ngày, vài tuần, thậm chí là đến 3 tháng. Thực tế, chứng mất ngủ có thể xảy đến ở bất kỳ ai.

  1. Mối quan hệ giữa mất ngủ và trầm cảm

Các chuyên gia cho rằng triệu chứng của hai bệnh này có mối liên hệ chồng chéo lên nhau.

Người bị mất ngủ triền miên có nguy cơ bị trầm cảm cao hơn so với người bình thường. Ngoài ra, theo các nghiên cứu gần đây, khi người mắc trầm cảm bị mất ngủ thì nguy cơ bệnh tái diễn sẽ cao hơn so với những người không bị mất ngủ. Mất ngủ chính là nguyên nhân khởi phát cũng là yếu tố gây kéo dài trầm cảm.

Mất ngủ và trầm cảm có mối liên hệ mật thiết với nhau

Ngoài ra, trầm cảm là một căn bệnh liên quan đến hệ thần kinh, nó gây ảnh hưởng đến chức năng của não bộ, bao gồm chu kỳ của giấc ngủ. Khi đồng hồ sinh học bị xáo trộn, nhịp thức ngủ thất thường khiến chúng ta khó đi vào giấc ngủ hơn. Theo các nghiên cứu thống kê rằng, có khoảng 50- 90% những người mắc trầm cảm thường xuyên bị rơi vào tình trạng mất ngủ triền miên.

Mối liên hệ chồng chéo này tạo ra một vòng luẩn quẩn bệnh lý khiến người bệnh khó thoát ra khỏi nếu không có phương pháp điều trị phù hợp.

  1. Điều trị mất ngủ triền miên

Để hỗ trợ điều trị mất ngủ triền miên, người bệnh cần xây dựng thói quen hình thành giấc ngủ ngon bằng những phương pháp sau đây:

  • Cố gắng đi ngủ và thức dậy vào một giờ nhất định, hạn chế việc ngủ trưa hoặc chỉ ngủ ngắn khoảng 15 – 20 phút vào buổi trưa.
  • Tránh sử dụng điện thoại, iPad trước khi đi ngủ vì các thiết bị này phát ra ánh sáng có thể khiến bạn khó ngủ hơn.
  • Tránh dùng các thức uống có chứa caffeine (trà, cà phê…), hút thuốc vào buổi tối, trước khi đi ngủ. Caffeine và nicotin có trong thuốc lá là chất kích thích có thể khiến bạn không ngủ được.
  • Duy trì việc tập thể dục thường xuyên. Theo các chuyên gia, bạn không nên tập thể dục ít nhất khoảng 1 – 2 giờ trước khi đi ngủ.
  • Không ăn nhiều vào cuối ngày, có thể ăn một món ăn nhẹ hoặc uống một ly sữa ấm trước khi đi ngủ.
  • Đảm bảo phòng ngủ của bạn tối, yên tĩnh, nhiệt độ không quá nóng hoặc quá lạnh. Trường hợp phòng ngủ quá ồn (gần đường giao thông, đường ray xe lửa…), bạn có thể dùng nút tai chống ồn để dễ ngủ hơn.
  • Thực hiện các việc thường làm trước khi đi ngủ: vệ sinh cá nhân, tắm rửa sạch sẽ, đọc sách, nghe nhạc nhẹ du dương, nằm thẳng hít thở sâu, thực hiện phương pháp đếm cừu…
  • Nếu bạn không thể ngủ và không cảm thấy buồn ngủ, hãy đọc sách hoặc làm việc gì đó không quá kích thích cho đến khi bạn cảm thấy buồn ngủ; lưu ý, không nên đọc sách có nội dung cuốn hút.
  • Không ngủ nướng vào cuối tuần: việc ngủ quá nhiều vào cuối tuần có thể khiến bạn khó ngủ vào các ngày khác trong tuần.
  • Sử dụng các thảo dược giúp lấy lại giấc ngủ tự nhiên như:  Nữ lang, Vông nem, củ Bình vôi, Tâm sen, Toan táo nhân. Đây là những thảo dược đã được chứng minh công dụng giúp dễ ngủ, ngủ sâu giấc, ngủ ngon.
  • Bình luận Facebook
  • Bình luận mặc định

Ý kiến của bạn

Ý kiến của bạn